CÁCH TÍNH LƯU LƯỢNG CHỌN BƠM CẤP NƯỚC LẠNH & GIẢI NHIỆT
Nhà thầu Maicom xin giới thiệu phương pháp tính chọn bơm cho hệ thống chiller. Hệ điều hòa chiller chủ yếu được sử dụng trong hệ thống công nghiệp và các trung tâm thương mại vì có dải công suất làm lạnh cực lớn lên đến 3000 USRT (36.000.000 Btu) do đó để sử dụng hệ thống này thì Bơm nước là thiết bị không thể thiếu trong hệ chiller.
Có hai hệ bơm chính sử dụng trong hệ chiller là hệ cấp nước lạnh (7-12oC) và hệ giải nhiệt (30-40oC)
Lưu lượng bơm cấp nước lạnh, bơm nước giải nhiệt được tính toán như sau :
G = Q / (Cp x (∆T)
Trong đó :
- G: Lưu lượng nước của bơm (l/s)
- Q : Công suất lạnh hoặc công suất giải nhiệt (kw)
- Cp : Nhiệt dung riêng của nước (4.18 kJ kg–1 K–1)
- ∆T : Chênh lêch nhiệt độ giữa nước cấp/hồi
Ví dụ: Công suất lạnh của chiller là 3000kw, nhiệt độ nước trong hệ là 7 và 12 độ C thì : G = 3000/(4.18×5) = 144 (l/s)
Tính chọn cột áp bơm
Cách tính cột áp bơm Chiller :
Sau khi tính được lưu lượng, ta tính chọn cột áp để chọn bơm. Công thức tính cột áp bơm chiller như sau :
H= (H1+H2+H3+H4)x(1.15-1.2)
Trong đó :
- H : Cột áp của bơm cần tính toán, thông thướng lấy đoạn xa nhất và cao nhất ( đơn vị mH2o)
- H1 : Chiều cao của mặt thoáng nước. Mạch kín nên H1 = 0
- H2 : Áp suất tại đầu ra cuối cùng của thiết bị. Mạch kín nên H2 =0
- H3 : Tổn thất ma sát giữa nước và ống
- H4 : Tổn thất ma sát qua các thiết bị như bình bay hơi, bình ngưng tụ, các thiết bị AHU,FCU,PAU…
- 1.15 -1.2 : Hệ số an toàn hay còn gọi là hệ số dự phòng. Lấy 15 hay 20% tùy thuộc vào dự án. Cụ thể hơn thì H3 là tổng tổn thất của 2 loại : Tổn thất áp lực theo chiều dài + Tổn thất áp lực cục bộ. Phần này tính tương tự như đối với ống gió. (Ta có thể tra bảng hoặc tính theo phần mềm.)
Khách hàng có nhu cầu Thiết kế, lắp đặt hệ thống cơ điện- Phòng sạch (Clean room) vui lòng liên lạc được tư vấn. HOTLINE -Zalo: 0975 351 668
Trân trọng!