Bọt chữa cháy foam và ứng dụng bột FOAM trong PCCC

Hệ thống chưa cháy bằng bột Foam hiện nay đang được sử dụng rộng rãi bởi nó giảm số lượng chất chữa cháy cần dùng để dập tắt lửa, nghĩa là giảm thiểu sự hư hỏng thiết bị, đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường do nước phun ra, đặc biệt là tại những nơi có chứa chất độc hại, cùng nhà cơ điện Maicom tìm hiểu về bột chữa cháy FOAM.

1/ Khái niệm về bọt chữa cháy Foam:

– Là một mãng bọt có khối lượng lớn, có tính bền, chứa đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng, hoặc nước

.- Bọt foam bao gồm: nước, bọt cô đặc, và không khí. Nước được trộn với bọt cô đặc, tạo thành một dung dịch foam. Dung dịch này lại được trộn với không khí để tạo ra một loại bọt chữa cháy đặc biệt.

*/ Một số loại bọt foam thông dụng hiện nay :

– Foam AFFF( water- based) là chất bọt mà sẽ tạo ra một màn sương phủ  trên mặt phẳng của nhiên liệu có hydrocarbon.

– Foam ARC (alcohol-resistant concentrate) là chất bọt mà sẽ tạo ra một màn nhấy trên mặt phẳng của loại nhiên liệu không hòa tan.

2/ Thành phần và phân loại bọt chữa cháy foam :

a/Thành phần

– Dung môi hữu cơ trimethl trimethylene glycol và hexylene glycol.

– Chất làm ổn định bọt lauryl alcohol.

– Các hóa chất khác cũng được sử dụng, như các chất ức chế ăn mòn.

b/Phân loại bọt foam :

– Foam giãn nở thấp : là foam có độ nở thấp hơn 20 lần.

Foam có độ nở thấp, ví dụ như AFFF, độ nhớt thấp, dễ biến đổi, có khả năng nhanh chóng làm bao phủ cả vùng lớn.

– Foam giãn nở trung bình :có tỉ lệ nở giữa 20-200 là độ nở trung bình.

– Foam giãn nở cao : có độ nở hơn 200 sử dụng khi là một không gian kín sẽ được lấp đầy một cách nhanh chóng, ví dụ như nhà chứa máy bay.

– Foam kháng cồn chứa polymer bởi cồn : sử dụng trong chống cháy với xăng dầu chứa oxy như MTBE, nguyên liệu là chất lỏng dựa trên hoặc chứa dung môi phân cực.

– Bọt (foam) class A: dễ dàng làm ướt nhiên liệu nhóm A, làm giảm sức căng bề mặt của nước và hỗ trợ làm bão hòa chúng với nước, giúp dập lửa và ngăn ngừa phát cháy.

–  Bọt (foam) class B : bọt (foam) class B được tạo ra để chống lại lửa nhóm B – chất lỏng dễ phát cháy.

Bọt (foam) class B có 2 phân nhóm chính.

+ Bọt (foam) tổng hợp: Bọt tổng hợp là xốp dựa trên bề mặt tổng hợp. Bọt tổng hợp làm dập cháy nhanh chóng nhưng bị giới hạn an toàn sau đám cháy.

Chất tạo bọt màng nước AFFF là chất bọt (foam) nền nước, thường chứa alphaolefin sulfonat và hoặc  là perfluorooctane sulfonate (PFOS) và axit perfluorooctanoic (PFOA) được xem như bề mặt.

+ Bọt (foam) chất hữu cơ: Bọt (foam) chất hữu cơ chứa các chất hữu cơ xảy ra tự nhiên như là chất tạo bọt. Bọt (foam) hữu cơ chảy và lan chậm hơn nhưng đem lại tấm phủ bọt kháng nhiệt tốt hơn và bền hơn.Bọt (foam) bao gồm bọt hữu cơ thông thường (P), bọt fluoroprotein, bọt fluoroprotein kháng cồn (Ả-FP), màng hình thành fluoroprotein (FFFP) và fluoroprotein màng khanh cồn (AR-FFFP).

3/ Ứng Dụng bọt chữa cháy Foam :

– Bọt (foam) độ nở cao: được sử dụng trong không gian kín, như là tầng hầm hoặc phòng chứa máy bay.

– Bọt (foam) độ nở thấp được sử dụng trong trường hợp cháy lan.

– Bọt (foam) AFFF được sử dụng tốt nhất trong trường hợp cháy tràn nhiên liệu máy bay phản lực.

– Bọt (foam) FFFP được dùng trong các trường hợp nhiên liệu cháy có thể hình thành lên các hố sâu hơn,

– Bọt (foam)  AR-FP thích hợp cho cháy do cồn.